Trải nghiệm tại trường đại học với một sinh viên thường là những chu kỳ lặp lại như giáo viên, bài học, bài tập, thi cử, thuyết trình rồi lại liên miên thi cử. Dù áp lực thi cử, học hành có nhiều, thì bạn đã từng nghĩ rằng khi ngày tốt nghiệp tới, khi bạn ném chiếc mũ cử nhân trên cao cũng là lúc bạn cảm thấy bùi ngùi hối tiếc không?
Vậy hãy bắt đầu nghĩ tới những điều cần làm trước khi kết thúc đời sinh viên. Ghi nhớ các điều này và bạn sẽ trở nên sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bức tường ký túc xá.
1. DỪNG NGAY VIỆC TỰ NÓI CHUYỆN THEO CHIỀU HƯỚNG TIÊU CỰC
Đôi khi chúng ta là chính kẻ thù lớn nhất của chính mình. Bạn từng nghĩ là chúng ta muốn điều tốt nhất cho chính mình, tuy nhiên, không may là giọng nói bé nhỏ trong tâm trí mỗi chúng ta luôn kìm hãm điều này lại. “Hãy xem kìa, bạn lại làm rối tung mọi chuyện rồi” – “Tại sao họ nhận bạn vào vị trí này?” “Bạn sẽ thất bại”, v.v… Học cách dập tắt giọng nói đó – những ý nghĩ tiêu cực cho chính bản thân – chính là một chuyến đi của cuộc đời. Hãy bắt đầu bằng những bài luyện tập đơn giản: khi bạn có ý nghĩ tiêu cực (về việc không làm tốt như mong đợi trong kỳ thi, không có được kỳ thực tập như bạn mong đợi), nhận ra điều này, chấp nhận và hãy để mọi chuyện qua đi. Hãy tưởng tưởng rằng những ý nghĩ này biến mất, bay lên trời như những quả bóng bay, hoặc được khóa kín trong hộp. Luyện tập điều này, việc tự nói chuyện tiêu cực này sẽ dần giảm bớt và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, lạc quan hơn về cuộc đời.
2. NÓI “CÓ” VỚI CÁC CƠ HỘI
Newsflash: Thế giới không chỉ là đất nước, thành phố hay những người hàng xóm nơi bạn sống. May mắn cho bạn là thế giới là điều gì đó còn phức tạp và thú vị hơn thế nhiều! Nuôi dưỡng, trau dồi trí tò mò về các nền văn hóa khác có thể là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để tìm hiểu về thế giới. Tuần này có chiếu bộ phim Pháp hay diễn ra lễ hội ẩm thực châu Á hay không? Kiểm tra ngay. Bạn đã từng đi xem đấu võ capoeira hay tới các lớp học nhảy châu Phi gần chỗ bạn hay chưa? Hãy rủ bạn bè cùng đăng ký. Hẳn là những trải nghiệm mới này sẽ đem lại toàn những điều tốt đẹp, tuyệt vời cho bạn.
3. KHÔNG GIAM MÌNH VÀO “CHIẾC HỘP”
Với điều này… Chúng ta thường dễ dàng hình thành thói quen khi nói “Tôi không thích …” hay “Tôi không giỏi ở lĩnh vực …” Nhưng bạn biết không, Bạn sẽ dần làm được điều đó. Có thể bạn sẽ thích chơi cờ hay món ăn Việt Nam. Thật khó tin, nhưng cũng có thể bạn sẽ tham gia một lớp kick-boxing hay đi gia sư bán thời gian. Dù trong bất kỳ tình huống nào, hãy phớt lờ giọng nói trong tâm trí bạn “không đời nào”, thay vào đó hãy tự nhủ “Tôi sẽ cố gắng”.
4. CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ LỖI SAI CỦA MÌNH
Kết tội ai đó là một việc dễ dàng. Nhưng việc đấy có hiệu quả hay không? Sau khi chỉ tay vào ai đó, và trong khoảnh khắc đó, bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng khoan đã, bạn sẽ thấy rằng việc nhanh chóng kết tội một ai đó là một hành động bồng bột, không chín chắn. Thi trượt? đó không phải lỗi của người bạn cùng phòng hay gây ồn ào của bạn: lần sau, hãy tới thư viện hoặc một quán café yên tĩnh để học. Làm tổn thương một người bạn? Đừng bỏ qua trường hợp này: hãy mời họ đi café và nói lời xin lỗi. Nhưng cũng cần phải coi chừng việc mải miết chạy theo những suy nghĩ này và không để việc đó trở thành việc tự nói chuyện với chiều hướng tiêu cực mà chúng ta vừa mới nói đến ở đây ở chỗ: Nhận ra được điều đó, quyết định làm tốt hơn ở lần sau và hãy để việc đó trôi qua.
5. TẠO DANH SÁCH “BUCKET LIST”
Bạn có muốn xem và trải nghiệm một cuộc sống tuyệt vời? Bạn nghĩ sao về việc đi du học? Du lịch tới Tây ban Nha, Canada hay Brazil? Học một ngoại ngữ? Dành ra một năm để dạy tiếng Anh, lặn bình khí hay làm người giữ trẻ? Hãy ghi tất cả những ý tưởng trong đầu bạn vào giấy. Danh sách Bucket là cách tốt nhất để hình dung tất những khả năng đang chờ bạn. Hãy nhớ rằng, cuộc sống sau khi tốt nghiệp ra trường còn rất nhiều điều khác. Rất nhiều.
6. HỌC CÁCH ÍT PHỤ THUỘC VÀO BỐ MẸ
Trong khi bố mẹ bạn luôn muốn là những cổ động viên và lực lượng cứu hộ khẩn cấp cho bạn cho đến tận khi bạn 70 tuổi, một phần của trưởng thành là – *thở dài* – kéo chính mình ra khỏi những khó khăn rắc rối khi bạn gặp phải. Bắt đầu bằng cách học cách quản lý tiền nong: Trước tiên là trả tiền hóa đơn và dành dụm một số tiền nhỏ mỗi thàng để đề phòng những khi khẩn cấp. Nếu bạn vẫn đang sống cùng gia đình, hãy bắt đầu trải nghiệm một cuộc sống mới: giảm cân bằng cách tự giặt quần áo, đóng tiền thuê (nếu bạn đang đi làm), và nấu ăn 2 lần mỗi tuần (đây lại là một cơ hội tuyệt vời để thực hành các kỹ năng nấu nướng).
7. HỌC NẤU ĂN
Học nấu những món ăn ngon cho chính mình là khởi đầu của sự tự lập. Hãy quên đi những món phức tạp và nghệ thuật nấu nước phục vụ những người sành ăn: các bữa ăn tốt cho sức khỏe, đầy hương vị, dễ làm như món gà xào chay, trứng ốp-la, mỳ ý nướng, bánh khoai tây nướng. Tra cứu nhanh các món ăn tốt cho sức khỏe trên các trang blog món ăn hoặc hỏi bố mẹ, bạn bè để có những ý tưởng mới. Mục tiêu của bạn là gì? Để sống sót qua tuần mà không cần đến các menu với nhiều món ăn hoặc phải phụ thuộc vào bố mẹ để được ăn nhanh chóng. Phần thưởng là gì? Bạn sẽ có thể nấu được một bữa ăn ngon theo phương pháp chắc chắn sẽ thành công khi muốn gây ấn tượng với bạn gái/bạn trai.
8. HỌC NGOẠI NGỮ
Việc thông thạo 2 ngôn ngữ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: trí nhớ được cải thiện, khả năng tập trung tốt hơn và làm chậm quá trình giảm nhận thức, mức lương cao hơn – đây mới chỉ là một vài lợi ích. Ngoài ra, hãy hình dung niềm vui của việc bạn có thể tự gọi món café espresso bằng tiếng Ý hoặc đặt trước một chuyến lặn kiểu Brazil bằng tiếng Bồ Đào Nha! Nếu bạn lo lắng về việc học ngoại ngữ, đừng cố đặt ra mục tiêu chắc chắn đầu tiên là sự trôi chảy. Thay vì đó, chăm chỉ tham gia các khóa học, hoạt động nhóm với bạn đồng hành cùng học ngoại ngữ, đọc sách và luôn hình dung về ngôn nhữ đó hoặc chớp lấy các cơ hội học theo gia sư trực tuyến qua Skype. Tốt nhất là hãy đi để trao đổi, sống và trải nghiệm tại quốc gia nói ngôn ngữ đó. Kinh nghiệm thu sử dụng ngôn ngữ mới trong cuộc sống hàng ngày giúp củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp và sử dụng nhanh các cụm từ đúng. Ngoài ra, hoạt động này còn rất thú vị.